Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Giao Thức Hoạt Động Của Hệ Thống Mail Server

Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ thư điện tử khác trên internet. 



Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xảy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cách nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm.Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thương là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình.

Để gởi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy cập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gởi thư là SMTP. Nó được kêt hợp với thủ tục POP và IMAP để lấy thư.

CÔNG NGHỆ MAIL SERVER CỦA AXIGEN

Công nghệ Mail Server hiệu quả cao của Axigen được xây dựng để cung cấp cho người dùng công nghệ kết nối email nhanh chóng và an toàn, ổn định thông qua Axigen SmartProcessingTM & GrowSecureTM, đảm bảo quản lý lưu trữ hiệu quả thông qua Axigen UltraStorageTM thông minh.
Mail Server của Axigen luôn sẵn sàng trên cả 2 hệ điều hành Windows & Linux, được back-up tự động thường xuyên và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Xem thêm: Công Nghệ Mail Server Của Axigen

ƯU THẾ CỦA CÔNG NGHỆ BUSINESS MAIL SERVER TỪ AXIGEN

Tích hợp đầy đủ các tính năng chính của Mail Server, Công nghệ Business Mail Server của Axigen là một giải pháp thông minh và bảo mật dành cho các hoạt động giao dịch thương mại yêu cầu sự ổn định, liên tục và tốc độ nhanh chóng, đồng thời đảm bảo khả năng backup và khôi phục dữ liệu email an toàn cho doanh nghiệp.

Công nghệ Mail Server vượt trội của Long Vân hướng đến sự tiện lợi của người dùng,Công nghệ Mail server hiệu quả cao của Long Vân được xây dựng để cung cấp cho người dùng công nghệ kết nối email nhanh chóng, an toàn và ổn định thông qua Axigen Smart Processing TM & Grow Secure TM, đảm bảo quản lý không gian lưu trữ hiệu quả (thông qua Axigen Ultra Storage TM thông minh).

Công Nghệ Ảo Hóa Máy Chủ Là Gì?

Đối với những người hay sử dụng máy tính, chắc hẳn chúng ta đã từng hoặc rất thường xuyên nghe về việc tạo máy chủ ảo, máy tính ảo hay đơn giản ở cấp thấp hơn như tạo ổ đĩa ảo hay RAM ảo… Vậy công nghệ ảo hoá là gì? Lợi ích của công nghệ ảo hoá là gì? Nguyên lý của công nghệ ảo hoá server?



Công nghệ ảo hóa là gì?

Công nghệ ảo hoá được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Thường thấy nhất là công nghệ ảo hóa máy chủ, từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập (VPS). Mỗi một máy ảo VPS đều được thiết lập nguồn hệ thống riêng lẻ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây sản phẩm máy chủ ảo cloud (hay còn gọi là Cloud Server), máy chủ áo độc lập được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá do nhiều máy chủ vật lý liên kết tạo thành.

Công nghệ ảo hóa có nguồn gốc từ việc phân chia ổ đĩa, phân chia một ổ đĩa thực thành nhiều ổ đĩa ảo. Vào những năm 1990, công nghệ ảo hóa chủ yếu được sử dụng để tái tạo lại môi trường người dùng trực tiếp trên một phần của phần cứng máy lớn. Nếu một nhà quản trị CNTT muốn chạy một phần mềm mới và muốn xem nó hoạt động như thế nào trên các hệ điều hành khác nhau như Windows NT và Linux, thì anh ta cần đến công nghệ ảo để tạo ra môi trường người dùng khác nhau.

Cách Thức Hoạt Động Của Công Nghệ Ảo Hóa Server

Đối với những người hay sử dụng máy tính, chắc hẳn chúng ta đã từng hoặc rất thường xuyên nghe về việc tạo máy chủ ảo, máy tính ảo hay đơn giản ở cấp thấp hơn như tạo ổ đĩa ảo hay RAM ảo… Vậy công nghệ ảo hoá là gì? Lợi ích của công nghệ ảo hoá là gì? Nguyên lý của công nghệ ảo hoá server?

 

Cách thức hoạt động của công nghệ ảo hóa server:
Điểm cốt lõi của công nghệ ảo hóa là máy ảo (VM), đó là một phần mềm riêng biệt bao gồm hệ điều hành và ứng dụng bên trong. Bởi vì mỗi máy ảo là độc lập và riêng biệt, nên nhiều máy ảo có thê chạy đồng thời trên cùng một máy chủ. Có các lớp mỏng phần mềm gọi là hypervisor tách riêng các máy ảo từ host và các máy ảo được cấp phát tài nguyên tự động theo yêu cầu sử dụng.

Cấu trúc này giúp cân bằng khả năng điện toán để mang lại:
 
Nhiều ứng dụng chạy trên cùng một server, mỗi máy ảo được lập trình trên máy chủ, do đó nhiều ứng dụng và các hệ điều hành có thể cùng lúc chạy trên một host.Tối đa hóa công suất sử dụng và tối thiểu hóa số server: Mỗi máy chủ vật lý được sử dụng với đầu đủ công suất, cho phép giảm đáng kể chi phí nhờ sử dụng tối đa server.Cấp phát tài nguyên và ứng dụng nhanh chóng, dễ dàng. Máy ảo được triển khai chỉ trong một file chứa đầy đủ phần mềm với cơ chế đơn giản là copy và paste. Điều này mang đến sự đơn giản ,nhanh chóng và linh hoạt chưa từng có cho việc quản lý và cung cấp hạ tầng CNTT. Máy ảo thậm chí có thể di chuyển sang một server vật lý khác trong khi vẫn chạy, hoạt động bình thường. Doanh nghiệp có thể ảo hóa những ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, sự ổn định, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí.

Lựa Chọn Máy Ảo Thế Nào Là Tốt Cho Doanh Nghiệp

Hiện nay trên thị trường máy chủ có rất nhiều nhà cung cấp với các loại hình dịch vụ máy chủ vật lý, thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ ảo. Trong những năm gần đây, máy chủ ảo bộc lộ những ưu điểm vượt trội hơn máy chủ vật lý nhờ chi phí thấp, khả năng mở rộng linh hoạt và thuận tiện trong quản lý.


Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng nắm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chọn được một nhà cung cấp máy chủ ảo phù hợp để lưu trữ vận hành hệ thống IT cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa, do tính chất tổ chức mà việc chuyển đổi nhà cung cấp cũng mất thời gian và không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn trước khi lựa chọn một nhà cung cấp phục vụ cho hệ thống CNTT của mình.

Lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp như thế nào là phù hợp?

Các nhà sản xuất và cung cấp máy chủ hiện nay đã nỗ lực đơn giản hóa sản phẩm của mình để tạo sự thân thiện hơn với khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày nay, muốn cấu hình một hệ thống máy chủ vật lý phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng thì cần phải trải qua quá trình cài đặt khá rắc rối. Vì thế công nghệ máy chủ ảo ra đời giúp cho doanh nghiệp tránh được những rắc rối ấy, vậy làm sao để lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp?

Thuê dịch vụ máy chủ ảo nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không phải tốn một khoản chi phí khổng lồ ban đầu cho hệ thống máy chủ. Ngoài ra sẽ thông cần thiết phải thuê nguyên đội ngũ nhân viên để điều hành bảo trì hệ thống vì đã có công ty đứng ra quản lý và chăm sóc hệ thống này. Ngoài ra dịch vụ máy chủ ảo còn tăng khả năng lưu trữ không giới hạn một cách nhanh chóng cũng như tính bảo mật về hệ thống cao.

Máy Chủ Và Dịch Vụ Máy Chủ Ảo Cho Doanh Nghiệp

Máy chủ ảo có giá cả hợp lý nhưng vẫn vận hành mạnh mẽ, dễ dàng cài đặt quản lý để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Vì thế máy chủ ảo là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn sử dụng máy chủ có chi phí thấp, quản lý dễ dàng mở rộng linh hoạt.  



Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn các máy chủ có cấu hình khác nhau, việc thu hẹp hay mở rộng máy chủ ảo cũng rất nhanh chóng, chỉ mất vài phút.

 Hiện nay trên thị trường dịch vụ máy chủ ảo điện toán đám mây với những ưu điểm vượt trội hơn máy chủ ảo VPS ở độ ổn định, thời gian uptime cao hơn. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn máy chủ ảo đám mây (hay vẫn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Cloud Server) cho hệ thống CNTT của mình.

Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường điện toán đám mây đầy tiềm năng này, tích cực tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín, tạp dựng được niềm tin trong lòng khách hàng về tương lai công nghệ của Việt Nam.Để lựa chọn được loại máy chủ ảo phù hợp với doanh nghiệp của mình, các bạn cũng có thể liên hệ Long Vân, công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp máy chủ ảo Cloud Server tại Việt Nam, để được tư vấn miễn phí.

Sự Khác Biệt Giữa Hosting Linux Và Windows Là Gì?

Điểm khác biệt đầu tiên là cách thức bạn truy cập vào máy chủ. Nói chung cả hai đều hỗ trợ FTP - cách truy cập phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có Linux là hỗ trợ telnet hoặc ssh. Dù vậy, điểm này không quan trọng với đa số người dùng. 



Rất ít người cần telnet hoặc ssh để thực hiện một số lệnh hay sửa đổi trực tiếp trên máy chủ. Hơn nữa, đa số đều có thể thực hiện sự thay đổi ở máy tính cá nhân, sau đó dùng ftp, telnet hoặc ssh để chuyển lên máy chủ.

Điểm khác biệt thứ hai là Linux và Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau. Trong khi Linux thường có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI thì Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Dù vậy, bạn cũng không gặp mấy khó khăn khi tìm hosting Linux hỗ trợ Mono (giúp chạy ứng dụng .NET trên Linux), hay là tìm hosting Windows hỗ trợ PHP, Perl. Tương tự với hệ cơ sở dữ liệu, cả hai đều hỗ trợ MySQL. Nhưng nếu dùng Access hay MS SQL, bạn sẽ phải cần hosting Windows. Ngay cả khi bạn dùng chung một ngôn ngữ lập trình, cú pháp cho Linux và Windows cũng khác nhau. Thí dụ, trong Linux bạn dùng "/" để phân cách thư mục, còn với Windows là dấu ngược lại: "\". Hãy chú ý đến các chi tiết này khi thiết kế ứng dụng. Tốt nhất, hãy luôn dùng dấu "/" vốn được cả Linux lẫn Windows hỗ trợ trong đa số trường hợp.
 
Điểm khác biệt thứ ba là về mặt bảo mật, nhiều người có xu hướng chỉ trích Windows có quá nhiều lỗ hổng. Thực tế thì số lỗi bảo mật của Linux và Windows cũng tương đương nhau, nhưng Linux vá nhanh hơn nhờ tính miễn phí và nguồn mở của mình. Các hosting Windows thì thường chỉ vá lỗi mỗi khi có bản Service Pack mới (thường thì mỗi năm mới ra một bản). Ngoài ra, việc bảo mật còn phụ thuộc vào quản trị mạng. Với một người quản trị tốt thì Website của bạn sẽ luôn an toàn cho dù bạn dùng hệ điều hành nào đi nữa.

Vì vậy, tốt hơn hết, hãy chọn một dịch vụ hosting dựa theo các chức năng mà nhà cung cấp đưa ra, hơn là dựa vào hệ điều hành họ sử dụng. Tuy nhiên, nếu Website của bạn yêu cầu một ngôn ngữ nhất định nào đó, hãy thận trọng kiểm tra trước khi đăng kí dịch vụ. Thường thì các hợp đồng hosting kéo dài ít nhất 1 năm. Cuối cùng, nội dung Website là quan trọng hơn cả. Người dùng không quan tâm bạn sử dụng Linux hay Windows.

Trên đây là bài viết chia sẻ về sự khác biệt giữa hosting Linux và Windows, hy vọng sẽ giúp bạn có một cách nhìn nhận và lựa chọn đúng đắn hơn.

Một Số Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Hosting

Đối với những khách hàng có nhu cầu thấp thì việc thuê Server là không cần thiết mà thuê Hosting mới là lựa chọn tốt nhất để vận hành website hay hệ thống email của công ty hoặc của cá nhân. 



Một nhà cung cấp hosting phải đảm bảo hosting của bạn hoạt động 24/24 và bảo mật an toàn chống DDOS... Sau đây chúng tôi sẽ đến các bạn một số lưu ý khi chọn nhà cung cấp hosting sao cho chất lượng.

Nên chọn nhà cung cấp hosting nào?

Rõ ràng với các gói dịch vụ vô cùng đa dạng được cung cấp bởi nhiều công ty hosting (lưu trữ website) khác nhau thì thật khó để bạn chọn được dịch vụ và nhà cung cấp uy tín chất lượng. Thậm chí cả khi nếu bạn là một người am hiểu trong lĩnh vực này thì tôi cũng tin chắc rằng bạn có thể sẽ vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong việc chọn nhà cung cấp hosting lý tưởng bởi có quá nhiều mức giá khác nhau được các nhà cung cấp đưa ra. Nói về sự lý tưởng, bạn có tin tưởng rằng có nhà cung cấp hosting lý tưởng hay không? Rõ ràng là không có nhà cung cấp nào là lý tưởng đối với mọi người. Hãy nên nhớ rằng, mỗi người thường tìm kiếm mỗi thứ khác nhau. Một người có thể nói công ty A là nhà cung cấp rất tốt, tin cậy nhưng người khác lại nghĩ rằng công ty B mới tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá một nhà cung cấp lý tưởng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

Điều quan trọng nhất đối với một website và hệ thống email là nó phải hoạt động 24/24 để bạn không bỏ lỡ bất cứ khách hàng hay thông tin quan trọng nào từ khách hàng. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp tin cậy để bảo đảm cho website luôn luôn được truy cập tốt là một điều quan trọng. Website được bảo vệ và duy trì truy cập 24/24 thì điều đó cũng có nghĩa là người dùng cũng tin tưởng vào địa chỉ website của bạn và ngày càng truy cập đông hơn.

Bảo mật trong CNTT là điều tối quan trọng, bạn luôn phải bảo vệ nguồn dữ liệu của mình khỏi những nguy cơ bị xâm nhập và truy cập trái phép. Vì vậy, một nhà cung cấp hosting tổt phải là nhà cung cấp có các chính sách lọc virus và Spam rõ ràng. Đây chính là áp dụng câu nói “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Vì vậy, phải chuẩn bị trước để bảo vệ bạn tránh được các tấn công của virus và mã nguy hiểm cho website của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những điều bổ ích cần thiết cho câu hỏi của mình.
Hiện nay công nghệ điện toán đám mây đã ra đời và thực hiện một cuộc cách mạng trong CNTT. Cloud Hosting là sản phẩm ưu việt hơn so với hosting thông thường nhờ có tính bảo mật cao hơn, mở rộng linh hoạt và vận hành ổn định hơn rất nhiều. Vấn đề là ở Việt Nam lại có rất ít nhà cung cấp cloud hosting đủ tên tuổi và uy tín để khách hàng lựa chọn.

Coud Server Được Tin Dùng Là Vì Lý Do Gì?

Máy chủ ảo hiện nay đang là một xu thế được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm, có thể nói máy chủ ảo không phải là dịch vụ mới lạ với doanh nghiệp, khi máy chủ ảo mang đến những lợi ích nhất định. Vậy lý do nào khiến Cloud server được tin dùng?



Nhu cầu tất yếu về lưu trữ:

Đã từ lâu việc thuê máy chủ server là nhu cầu hết sức cần thiết với doanh nghiệp và cả những người dùng khác. Song với mặc dù máy chủ đã có những bước tiến nhất định trong thành quả của mình nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt những mong muốn về một máy chủ hoàn hảo cho doanh nghiệp khi người dùng. Nhất là sự gián đoạn khi có sự cố vật lý hay mức chi phí đầu và chi phí cần chi trả cho dịch vụ này khá cao, khiến cho các doanh nghiệp rất vất vả để duy trì nhưng hiệu quả mang đến cũng không được tốt như người dùng hay doanh nghiệp mong đợi.

Sự ra đời của máy chủ đám mây:


Tuy nhiên với sự ra đời của máy chủ ảo đám mây những khó khăn trên đã được khắc phục vô cùng tốt. Đó cũng là lý do chính àm khi có nhu cầu thuê máy chủ người dùng và nhất là các doanh nghiệp lại quan tâm và lựa chọn máy chủ ảo đám mây hay Cloud server. Bằng việc ứng dụng thành công công nghệ điện toán đám mây, kết hợp cũng những ưu điểm của các loại máy chủ trước đó, máy chủ ảo đám mây thật sự đã mang đến cho người dung những bước đột phá mới về một máy chủ chất lượng, mạnh mẽ, luôn hoạt động ổn định khi có những lỗi vật lý xảy ra.

Điện toán đám mâyĐiện toán đám mây:

Hiện nay các công ty dịch vụ cho thuê máy chủ ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách vượt bậc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào sử dụng việc lưu trữ cũng như cải tạo hệ thống nằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt giúp cho doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc lưu trữ hệ thống để yên tâm vào công việc sản xuất của mình. Với sự phát triển và không ngừng nâng cao của việc lưu trữ nên các công ty dịch vụ có sự cạnh tranh rất lớn ở các gói dịch vụ cũng như giá cả dịch vụ.

Với nhu cầu thuê server và lựa chọn dịch vụ Cloud server còn mang đến cho người dùng những hiệu quả hoạt động cao hơn như tính bảo mật thông tin của máy chủ, lưu trữ dữ liệu an toàn hơn khi dữ liệu luôn được cập nhật liên tục hằng ngày. Mặt khác việc quản lý doanh nghiệp hay quản trị từ xa cũng đơn giản hơn với nhiều hệ điều hành khác nhau. Tuy nhiên, sức hút đặc biệt của máy chủ ảo đám mây nằm ở việc người dùng chi trả dịch vụ với chi phí rất thấp, đồng thời có thể linh hoạt thay đổi mức tài nguyên mà mình cần, mỡ rộng hay thu hẹp tài nguyên đều nhanh chóng và đơn giản.
VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).

Vps Được Dùng Để Làm Gi? Vps Là Gì?

VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).
 

 
 Vậy, VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.
 
VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:
- Máy chủ game (game server).
- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)
- Phát triển platform.
- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.
- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...
- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...

Tại Sao Cloud Server Là Sản Phẩm Thay Thế Hoàn Hảo Cho VPS

Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.



VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.
 
Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.
 
Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.

VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.